Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy: Tư vấn và cách lựa chọn

Công ty CP Mai An Đức chuyên cung cấp các loại Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy của các thương hiệu nổi tiếng như CALTEX, MOLYGRAPH,  AZMOL…;

Bài viết này, tôi xin tổng hợp  một số kiến thức về các loại Dầu mỡ bôi trơn nhà máy giấy như sau:

dau mo boi tron nha may giay
Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Nhà máy sản xuất giấy

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Dây chuyền sản xuất giấy:

Quy trình sản xuất giấy như sau:

unnamed
Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Dây chuyền sản xuất giấy

Công nghệ sản xuất giấy bao gồm đánh rã, nghiền, phối chế, xeo giấy, cắt cuộn, và giấy thành phẩm. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và bột giấy từ nguyên liệu giấy thải

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy: Tư vấn và cách lựa chọn

Nhà máy Giấy và bột giấy là nhà máy sản xuất phức tạp, các máy móc làm việc trong môi trường cự kỳ ẩm, bụi bẩn và nhiệt độ cao. Các hệ thống như bánh răng, vòng bi, hệ thống thủy lực luôn bị các yếu tố này tác động làm giảm tác dụng của dầu bôi trơn và dầu thủy lực.

Vì vậy để hạn chế tối đa các hư hỏng và thời gian ngưng máy không cần thiết hay thậm chí là các tai nạn nghiêm trọng thì phải dùng các sản phẩm bôi trơn phù hợp và chất lượng.

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Máy nghiền bột giấy:

Anh 1 bai nghien than
Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấyMáy nghiền bột giấy

Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta chỉ ra các vị trí bôi trơn như sau:

  • Dầu bánh răng máy nghiền bột giấy: Dầu này sẽ được bơm tuần hoàn từ thùng dầu. Khoảng 6 tháng làm việc, nếu dầu không được thay thế hoặc xử lý sẽ ảnh hưởng đến công dụng dầu và độ bền của máy móc.

Công ty CP Mai An Đức khuyến nghị sử dụng sản phẩm dầu bánh răng cho máy nghiền giấy:

  1. Dầu bánh răng Caltex Meropa 68/100/150/220/320/460/680
  2. Dầu bánh răng tổng hợp Caltex Synthetic EP 68/100/150/220/320/460/680
  • Dầu thủy lực máy nghiền bột giấy: 

Công ty CP Mai An Đức khuyến nghị sử dụng sản phẩm Dầu thủy lực máy nghiền bột giấy:

  1. Caltex Hydraulic Oil AW
  2. Catlex Rando HD
  3. Caltex Rando MV
  • Mỡ bôi trơn vòng bi động cơ điện máy nghiền giấy: 

Mỡ vòng bi động cơ điện máy nghiền giấy phải chịu được nhiệt độ cao và tốc độ quay cao

Công ty CP Mai An Đức khuyến nghị sử dụng sản phẩm mỡ bôi trơn vòng bi động cơ điện cho máy nghiền giấy: Chevron SRI 2 : Gốc Polyurea

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Hệ thống ép thủy lực:

Theo tính toán thì việc nâng độ khô của giấy lên 1% sau giai đoạn ép sẽ giúp tiết kiềm 4% năng lượng tiêu hao trong giai đoạn sấy. Để hệ thống thủy lực hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ thì việc lựa chọn loại dầu thủy lực phù hợp là rất quan trọng

Công ty CP Mai An Đức khuyến nghị sử dụng sản phẩm Dầu thủy lực:

  1. Caltex Hydraulic Oil AW
  2. Catlex Rando HD
  3. Caltex Rando MV

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Vòng bi máy cuộn giấy:

  • Đối với vòng bi máy cuộn giấy cần sử dụng sản phẩm mỡ bôi trơn chịu tải nặng và có độ ổn định lực cắt tốt
  • Công ty CP Mai An Đức khuyến nghị sử dụng sản phẩm: Molygraph SGH 200s
  1. Molygraph SGH 200s  chịu được nhiệt độ cao lên tới 250 độ C và được sử dụng cho các ứng dụng có nhiệt độ hoạt động từ 200-300 độ C, điểm nhỏ giọt là 300 độ C. Sản phẩm này của nhà sản xuất dầu mỡ đặc chủng lớn nhất Ấn Độ Molygraph được xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Mỹ và các nước Châu Âu.
  2. Molygraph SGH 200s có thành phần chất làm đặc gốc Calcium Sulfonte nên có tính năng chịu nhiệt cao đồng thời kháng nước rất tốt. Sản phẩm có khả năng chịu tải rất cao ( 4000N trong thử tải 4bi) và có mức độ ăn mòn tấm đồng 1a( hầu như không gây ăn mòn) mang lại cho vòng bi sự bảo vệ tốt nhất.

Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy – Máy xeo giấy:

5
Dầu mỡ bôi trơn Nhà máy giấy Máy xeo giấy
  • Hệ thống bôi trơn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong máy xeo giấy. Hệ thống bôi trơn làm việc tốt giúp giảm thiểu tối đa ma sát trong các ổ quay, ổ di trượt… của chi tiết máy, từ đó làm gia tăng tuổi thọ và độ tin cậy của máy.
  • Máy xeo giấy là một cỗ máy có tính đặc thù như tính liên động cao, tải nặng, môi trường ẩm và nhiệt độ cao… nên hệ thống bôi trơn đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
  • Các doanh nghiệp sản xuất giấy thường áp dụng phối hợp nhiều phương pháp bôi trơn để phù hợp với từng máy do đặc thù khác nhau về tải trọng, tốc độ, nhiệt độ, môi trường… Hiện nay, có một số phương pháp bôi trơn sau:

Phương pháp bôi trơn cố định – môi chất mỡ công nghiệp:

  1. Đây là một trong những phướng pháp bôi trơn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Mỡ công nghiệp được cho vào trong các ổ bi, ổ bạc, các vị trí thanh trượt… lần đầu với lượng nhất định và được bổ sung định kỳ theo nhu cầu vận hành máy.
  2. Ưu điểm : Mức đầu tư ban đầu khá kinh tế, kết cấu máy đơn giản do bôi trơn độc lập từng điểm, quá trình kiểm tra được thực hiện trực tiếp tại vị trí bôi trơn mà không cần kiểm tra thêm các thiết bị và hệ thống liên quan như một số phương pháp khác.
  3. Nhược điểm: Lượng mỡ được cho vào trong các ổ bi, ổ bạc… thường nhiều hơn nhu cầu cần thiết nên ảnh hưởng đến sự trao đổi nhiệt của ổ với môi trường bên ngoài, tăng áp suất trong ổ. Lượng kim loại bị mài mòn theo thời gian không thoát ra được, tích tụ bên trong ổ gây ảnh hưởng không tốt. Phần mỡ dư không được nhào trộn liên tục dễ bị biến cứng dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm. Việc thay thế toàn bộ lượng mỡ theo định kỳ tốn nhiều thời gian, nhiều vị trí khó tiếp cận khi thực hiện quá trình bảo dưỡng…

 Phương pháp bôi trơn cố định – môi chất dầu nhớt cho máy xeo giấy:

  1. Phương pháp này thường được áp dụng cho các hộp giảm tốc, trong các thiết bị bơm và một số ổ quay có khoang chứa dầu…
  2. Dầu được cho vào khoang chứa – Cacte – một lượng nhất định; việc kiểm tra mức dầu này sẽ căn cứ vào mắt kính hoặc que đo có trên thân hộp giảm tốc hoặc ổ dầu. Khi thiết bị làm việc, dầu sẽ được vớt lên nhờ các con lăn trong ổ bi hoặc các cánh văng hay gàu múc để đến được những vị trí cần bôi trơn.
  3. Phương pháp này có kết cấu gọn nhẹ, phù hợp với nhiều mô hình máy khác nhau, không đòi hỏi chế độ chăm sóc quá kỹ càng, dễ kiểm soát và xử lý khi có sự cố xảy ra…
  4. Nhược điểm của phương pháp này là khả năng loại nước, tạp chất, cặn kim loại tích tụ rất hạn chế, nhiều khi không thực hiện được, dầu nhanh bị giảm chất lượng bôi trơn do ảnh hưởng của nhiệt độ, do sự xâm nhập của nước và tạp chất…
  5. Do thiết bị được lắp đặt tại nhiều vị trí nên việc kiểm soát và thực hiện các công tác bảo dưỡng sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn nhất định…

Phương pháp bôi trơn tuần hoàn – môi chất dầu nhớt:

a38
Phương pháp bôi trơn tuần hoàn – môi chất dầu nhớt
  • Đây là phương pháp bôi trơn áp dụng nhiều trên các máy xeo giấy.
  • Dầu nhớt được bơm vào hệ thống đường ống cung cấp đến các điểm bôi trơn như: gối đỡ các lô sấy, gối đỡ các lô ép, các vị trí truyền động bánh răng và nhiều vị trí khác… Sau khi thực hiện quá trình bôi trơn, làm sạch và làm mát các vị trí cần bôi trơn dầu được hồi về bồn chứa của trung tâm bôi trơn bằng hệ thống đường ống hồi lưu. Tại trung tâm bôi trơn, dầu được lọc tạp chất, lắng nước và giải nhiệt do có sự trao đổi nhiệt với hệ thống nước lạnh trong ống kín đặt trong ngăn chứa dầu, sau đó dầu tiếp tục được bơm vào hệ thống… Quá trình cứ thế được diễn ra liên tục.
  • Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi trội như: Khả năng cung cấp dầu đến mọi điểm ngõ ngách trong ổ bi, ổ bạc rất cao; tăng cường bôi trơn, làm sạch và làm mát ổ bi, ổ bạc rất tốt. Dầu được làm sạch, làm mát tại trung tâm bôi trơn nên độ nhớt động học luôn luôn được đảm bảo. Do hệ thống bôi trơn là hệ thống kín nên lượng dầu bị thất thoát ra ngoài không đáng kể, hệ thống làm việc tin cậy.  Trang thiết bị, vật tư như ổ bi, ổ bạc… tăng tuổi thọ rõ rệt, sử dụng được bền lâu, góp phần duy trì hoạt động đều đặn của máy xeo.
  • Đồng thời, việc chăm sóc theo dõi hệ thống, công tác bảo trì máy móc thuận tiện, an toàn do công nhân không phải tiếp cận quá gần khu vực truyền động của máy là nơi khá nguy hiểm. Thời gian cần bổ sung dầu cho trung tâm bôi trơn khá lâu nên tiết kiệm thời gian và chi phí. Tính hiện đại hóa của máy xeo được nâng cao, có thể phối kết hợp một số biện pháp quản trị hệ thống bôi trơn từ xa.
  • Phương pháp bôi trơn tuần hoàn – môi chất dầu nhớt có một số nhược điểm như, chi phí đầu tư ban đầu đắt tiền hơn so với các phương pháp trên. Quá trình lắp đặt hệ thống cần tỉ mỉ, cẩn thận và mất nhiều thời gian. Đòi hỏi người công nhân có những hiểu biết nhất định về cách thức kiểm soát và duy trì tốt sự làm việc của hệ thống.

Phương pháp bôi trơn nửa ướt:

  • Hiện nay máy xeo giấy thường được phối hợp nhiều phương pháp bôi trơn
  • Hệ thống bôi trơn dùng dầu tuần hoàn – thường áp dụng cho vòng bi của các lô sấy và một số lô thuộc phần khô của máy.
  • Các lô dẫn lưới sấy có thể dùng dầu bôi trơn tuần hoàn hoặc dùng mỡ.
  • Bôi trơn dùng mỡ thường được áp dụng cho các vòng bi thuộc phần ướt của máy, lý do dùng mỡ là giảm thiểu nguy cơ nước xâm nhập vào hệ thống dầu, giảm thiểu nguy cơ dầu bị rò rỉ vào hệ thống thu hồi bột dưới lưới, dưới khu vực ép và không làm phức tạp cho không gian khu vực lưới sẽ gây khó khăn khi thay lưới.
  • Bôi trơn dùng dầu không tuần hoàn thường được áp dụng cho các hộp giảm tốc cố định truyền động cho máy xeo.
  • Với các vị trí bôi trơn dùng môi chất là dầu nhớt ta lựa chọn:
  1. Bôi trơn vòng bi các lô sấy có thể chọn độ nhớt của dầu ở 40˚C trong khoảng 150 ISO đến 320 ISO; tuy nhiên chỉ số thường được chọn là 150 ISO; với chỉ số này phù hợp cả về khả năng chịu nhiệt, khả năng kháng nhũ hóa và khả năng điền đầy nhanh hệ thống khi bơm. Sản phẩm khuyến nghị: Molygraph SGH 200s
  2. Bôi trơn các hộp giảm tốc truyền động máy xeo có thể chọn độ nhớt của dầu ở 40˚C từ 220 ISO đến 460 ISO, chỉ số thường được chọn là 320 ISO và 460 ISO. Sản phẩm khuyến nghị:

Dầu bánh răng Caltex Meropa 320/460

Dầu bánh răng tổng hợp Caltex Synthetic EP 320/460

  • Với môi chất là mỡ công nghiệp, trong máy xeo thường sử dụng 2 loại mỡ:
  1. Trong môi trường thuộc công đoạn sấy, để bôi trơn vòng bi các lô sấy và các lô dẫn người ta thường sử dụng mỡ chịu nhiệt có độ nhỏ giọt từ 120˚C đến 150˚C là mỡ Natri – Calcium hoặc mỡ Natri có độ nhỏ giọt từ 130˚C đến 150˚C. Bản chất vấn đề ở đây là nếu nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ bằng hoặc nhỏ hơn nhiệt độ hoạt động của bộ phận bôi trơn thì mỡ sẽ bị tan chảy, cuốn trôi, mất đi khả năng bôi trơn. Với hai loại mỡ chịu nhiệt trên thì khả năng chịu được độ ẩm trong môi trường sấy khá tốt, nhưng lại không hoàn toàn phù hợp với công đoạn lưới và ép. Ngoài ra mỡ chịu nhiệt còn có một số chỉ tiêu kỹ thuật khác như độ xuyên kim, độ nhớt dầu gốc, tải trọng… nếu đơn vị sử dụng cần thì nhà cung cấp sẽ thông tin đầy đủ. Sản phẩm khuyến nghị: AZMOL CERANA 2
  2. Ở khu vực lưới và ép của máy xeo lại đòi hỏi yêu cầu mỡ bôi trơn có khả năng chịu nước tốt và chịu áp lực cao. Cụ thể mỡ có khả năng chịu nước là độ 2 và độ 3 (ở 40˚C là nhiệt độ tiêu chuẩn xem xét) trong môi trường làm việc thực tế lên đến trên 60˚C – Nếu theo tiêu chuẩn DIN 51502 trên hộp đựng có ký hiệu “N”. Sản phẩm khuyến nghị: Caltex Multifak EP 2 ; Caltex Multifak EP 3

Như vậy, việc lựa chọn môi chất bôi trơn căn cứ theo tải trọng, tốc độ và môi trường làm việc của từng vị trí sao cho phù hợp sẽ góp phần tăng độ bền cho thiết bị, giảm thiểu các hư hỏng và giảm thiểu chi phí vật tư bảo trì bảo dưỡng cho nhà máy.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CP MAI AN ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *