Các lưu ý quan trọng khi lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt

Mỡ bò chịu nhiệt là một chất bôi trơn ở thể bán rắn, được pha chế từ dầu gốc và chất làm đặc cùng các phụ gia giúp tăng khả năng chịu nhiệt và duy trì tính chất hoá lí của mỡ ngay cả khi ở nhiệt độ cao. Mỡ bò chịu nhiệt giúp làm giảm ăn mòn và mài mòn bề mặt cũng như chống lại các tác nhân oxy hoá. Ngoài ra, mỡ bò chịu nhiệt còn hoạt động như một chất làm kín, ngăn chặn sự xâm nhập của nước cũng như các chất lỏng khác. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ không nói quá nhiều về định nghĩa của mỡ bò chịu nhiệt, mà sẽ gửi đến cho Quý khách hàng các lưu ý khi lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Các lưu ý quan trọng khi lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt

Dưới đây là các lưu ý quan trọng bức thiết khi lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt mà bạn cần phải biết:

Độ đặc, lỏng của mỡ bò chịu nhiệt

Độ đặc lỏng của mỡ bò chịu nhiệt là độ cứng tương đối của mỡ thường được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế NLGI, bằng phương pháp kiểm tra mức độ lún kim (0.1mm) của vật mẫu ở nhiệt độ 25°C (mẫu ở đây là mỡ bò chịu nhiệt). Theo tiêu chuẩn NLGI (NLGI Grade – cấp NLGI) mỡ bò chịu nhiệt được phân thành 9 cấp độ đó là 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Trong đó, mỡ có NLGI = 000 có độ lún kim cao nhất và là mỡ lỏng nhất (gần như dầu bôi trơn). Mỡ có NLGI = 6 có độ lún kim cao nhất và là mỡ đặc nhất (gần giống như đất sét). Để hình dung rõ hơn hãy xem bảng dưới đây (Nhấp vào link ở dưới hình ảnh để có thể xem rõ hơn.)

Bảng phân loại độ đặc lỏng của mỡ bò chịu nhiệt - tiêu chuẩn NLGI
Bảng phân loại độ đặc lỏng của mỡ bò chịu nhiệt – tiêu chuẩn NLGI
Độ đặc lỏng của mỡ bò chịu nhiệt thường được thể hiện ngay trong tên gọi của mỡ. Ví dụ: Mỡ bò chịu nhiệt Rizol Lithium MP 3, số 3 ở đây chính là cấp NLGI của mỡ. Đối với các sản phẩm mỡ bò chịu nhiệt  không thể hiện cấp NLGI ở tên gọi, vui lòng tìm kiếm trong Thông số kỹ thuật sản phẩm hoặc liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí ( +84 977 868 803)

Phân biệt nhiệt độ hoạt động và điểm nhỏ giọt

Nhiều khách hàng hiện nay, không phân biệt được giữa điểm nhỏ giọt (nhiệt độ nhỏ giọt) và nhiệt độ hoạt động. Nhiều thương hiệu mỡ bò chịu nhiệt thường công bố nhiệt độ nhỏ giọt mà không công bố nhiệt độ hoạt động của mỡ, gây ra hiểu lầm từ phía khách hàng. Vậy, nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ bò chịu nhiệt là gì?. Nhiệt độ nhỏ giọt là chỉ số về khả năng chịu nhiệt của mỡ và là nhiệt độ mà mỡ bôi trơn chuyển từ trạng thái bán rắn sang trạng thái lỏng trong các điều kiện thử nghiệm cụ thể, nhiệt độ nhỏ giọt càng cao, thì mỡ có khả năng chịu nhiệt độ càng cao. Vấn đề ở đây là, mỡ có nhiệt độ nhỏ giọt 200°C chưa hẳn đã hoạt động ổn định ở nhiệt độ 200°C. Có rất nhiều khách hàng lầm tưởng răng điểm nhỏ giọt là nhiệt độ mà mỡ bôi trơn có thể chịu được trong điều kiện hoạt động thực tế dẫn đến việc lựa chọn phải sản phẩm mỡ bôi trơn không đáp ứng được điều kiện nhiệt độ của ứng dụng.

Chất làm đặc có trong mỡ bò chịu nhiệt

Chất làm đặc là thành phần không thể thiếu trong sản xuất mỡ bôi trơn chịu nhiệt độ cao. Hiểu rõ về các loại chất làm đặc sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn khi mua mỡ bò chịu nhiệt. Dưới đây là các loại chất làm đặc phổ biến nhất hiện nay:

Các loại chất làm đặc phổ biến trong mỡ bò chịu nhiệt

Dưới đây là 12 loại chất làm phổ biến có trong mỡ bò chịu nhiệt trên thị trường hiện nay.

  • Chất làm đặc Sodium Soap
  • Chất làm đặc Calcium Soap
  • Chất làm đặc Lithium Soap
  • Chất làm đặc Lithium Complex
  • Chất làm đặc Aluminum Soap
  • Chất làm đặc Aluminum Complex
  • Chất làm đặc Calcium Complex
  • Chất làm đặc Calxium Sulfonate
  • Chất làm đặc Bentonite
  • Chất làm đặc Silica
  • Chất làm đặc Polyurea
  • Chất làm đặc PTFE

Bảng nhiệt độ nhỏ giọt của các chất làm đặc có trong mỡ bò  chịu nhiệt

Chất làm đặc (Thickener)Nhiệt độ nhỏ giọt (Dropping Point °C)
Sodium Soap175
Calcium Soap135-145
Lithium Soap180
Lithium Complex≥ 250
Aluminum Soap120
Aluminum Complex≥ 260
Calcium Sulfonate≥ 280
Calcium Complex≥ 300
Bentonite≥ 260
Silica≥ 260
Polyurea≥ 280
PTFE≥ 300
Lưu ý: Mỡ bôi trơn được pha chế từ chất làm đặc Calcium Soap có nhiệt độ nhỏ giọt 145°C, nếu có ai đó nói rằng loại mỡ này chịu được nhiệt độ lên đến 300°C thì điều đó là “bất khả thi”. Đừng để những quảng cáo không trung thực đánh lừa bạn !

Bảng tương thích giữa các chất làm đặc trong mỡ bò chịu nhiệt

Dưới đây là các bảng tương thích giữa các chất làm đặc phổ biến nhất hiện nay. Việc thay thế mỡ bôi trơn không tương thích có thể dẫn đến tình trạng như: mỡ có hiện tượng tách dầu, mỡ trở nên cứng hơn và vón cục,…

T: Tương thích hoàn toàn T%: Tương thích có định mức K: Không tương tíchAluminumCalciumLithiumSodiumAluminum ComplexLithium 12 HydroxiBarium ComplexCalcium ComplexLithium ComplexSodium ComplexCalcium SulfonateBentonite (Clay)PolyureaPTFE
AluminumT%TT%TTT%TTT%TKKT
CalciumT%TTTTTTT%TTTTT
LithiumTTKTTTTTKTKKT
SodiumT%TKTTTT%T%TT%KTT
Aluminum ComplexTTTTTTT%TT%T%KKT
Lithium 12 HydroxiTTTTTTTTTTTTT
Barium ComplexT%TTTTTT%T%TT%TKT
Calcium ComplexTTTT%T%TT%TTTT%TT
Lithium ComplexTTTT%TTT%TT%TTT%T
Sodium ComplexT%TKTT%TTTT%TKTT
Calcium SulfonateTTTT%T%TT%TTTT%TT
Bentonite (Clay)KTKKKTTT%TTTT%T
PolyureaKTKTKTKTT%TTTT
PTFETTTTTTTTTTTTT
Bảng tương thích giữa các chất làm đặc ở trên chỉ liên quan tới cấu trúc, ổn định của các chất làm đặc. Khả năng tương thích của mỡ bò chịu nhiệt còn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện vận hành tại hiện trường. Như nhiệt độ, tốc độ cắt, trạng thái của mỡ đã sử dụng và tỷ lệ của các loại mỡ trong hỗn hợp.

Khi nào các loại mỡ bò chịu nhiệt được coi là tương thích?

Mỡ bò chịu nhiệt được coi là tương thích với mỡ bôi trơn cũ trước đó khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Điểm nhỏ giọt của hỗn hợp (Mỡ bò chịu nhiệt + mỡ bôi trơn cũ trước đó) không thấp hơn đáng kể so với điểm nhỏ giọt của từng loại mỡ.
  • Sự ổn định cơ học của hỗn hợp nằm trong khoảng ổn định của từng loại mỡ.
  • Sự thay đổi tính nhất quán của hỗn hợp sau khi lưu trữ ở nhiệt độ cao nằm trong phạm vi thay đổi tính nhất quán của từng loại mỡ sau khi lưu trữ ở nhiệt độ cao.

Khi hai mỡ được xác định là tương thích theo ba tiêu chí trên, việc kiểm tra thêm để xác định tác động lên các thông số hiệu suất khác của sản phẩm có thể được đảm bảo.

Các loại phụ gia có trong mỡ bò chịu nhiệt

Các phụ gia trong mỡ bò chịu nhiệt là một trong những thành phần không thể thiếu, vậy lựa chọn mỡ có phụ gia như thế nào cho phù hợp, cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây:

Phụ giaỔ trượtVòng biỔ đỡ đẩyỔ lănỔ đũa
Chống oxy hoá
Chống tạo bọt

Chống mài mòn/EP

 

Ức chế rỉ sét

Chịu cực áp

 

  
Khử nhũ tương

Cải thiện VI

Ức chế ăn mòn

“•” Bắt buộc “-” Tùy theo ứng dụng

Tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể, việc lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt có các chất phụ gia phù hợp là rất quan trọng. Ví dụ: Vòng bi tốc độ cao chịu tải nhẹ không yêu cầu phụ gia chịu cực áp (EP) hoặc phụ gia tăng khả năng bám dính, trong khi bộ phận bánh răng hở chịu tải nặng thì cần.

Kết luận

Lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt là một quyết định quan trọng đối với nhiều ứng dụng công nghiệp và máy móc. Sự hiểu biết về các yếu tố như dải nhiệt độ, áp suất, tốc độ, và môi trường là chìa khóa để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và bền bỉ của các thành phần cơ khí. Bằng cách chọn mỡ bò chịu nhiệt phù hợp, người ta có thể giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, giảm thiếu tác động tiêu hao và tăng cường hiệu suất chung của hệ thống. Quan trọng nhất, việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ và sử dụng sản phẩm mỡ chất lượng sẽ đóng vai trò quyết định đối với tuổi thọ và hiệu suất của các thiết bị, đồng thời giảm thiểu chi phí sửa chữa và duy trì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *